1
Chat với Dr.Lee

Hotline: 0964.555.883

Địa Chỉ: 156 Triệu Việt Vương – Hà Nội

Giờ Làm Việc: 08:30 a.m – 19:00 p.m

slider 1
Nhổ răng 8 - Phẫu thuật răng khôn
Implant toàn hàm
Nha Khoa DR.LEE

NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ

Niềng răng mắc cài sứ là giải pháp chỉnh nha có cấu tạo bao gồm dây cung và hệ thống mắc cài sứ, được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại nhằm kéo giữ, căn chỉnh răng về đúng vị trí và đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng trong quá trình thực hiện niềng răng.

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh những khuyết điểm về răng như răng mọc không đúng vị trí, răng lệch lạc mất thẩm mỹ... Với mầu sắc gần giống như mầu của răng, mắc cài sứ có độ thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại, giúp khách hàng có được cảm giác tự tin hơn khi niềng răng.

Ưu / Nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ:

Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ:

  • Có tính thẩm mỹ cao, nhìn khó thấy hơn so với mắc cài kim loại.

  • Lực kéo mạnh, ổn định, giúp răng dịch chuyển nhanh.

  • Mắc cài sứ có cấu tạo nắp trượt, nên giúp các dây cung được cố định trong các rãnh của mắc cài giúp giảm bớt lực ma sát giữa dây cung với răng. Nhờ đó, hạn chế được sự ê buốt răng khi đeo mắc cài

  • Mắc cài sứ được cấu tạo từ sứ nguyên chất không gây kích ứng cho cơ thể. Bên cạnh đó, mắc cài sứ có cấu tạo ít gờ cạnh, thiết kế nhỏ gọn nên không gây vướng víu, không gây đau môi và nướu, việc vệ sinh răng miệng cũng được tiến hành dễ dàng hơn. Từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng sau này.

Nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ:

  • Vì mất nhiều thời gian để tạo khuôn hơn so với mắc cài kim loại nên giá tiền của niềng răng mắc cài sứ cũng đắt hơn.

Mắc cài sứ được chia làm 2 loại:

Niềng răng mắc cài sứ thường:

Loại mắc cài này có màu giống như màu của răng bởi thế khi nhìn vào sẽ không phát hiện ra bạn đang đeo niềng răng. Ưu điểm của loại mắc cài này là trông rất thẩm mỹ, bạn sẽ không cảm thấy ngại ngùng và vướng víu khi đeo niềng răng.

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc:

Về cơ bản, niềng răng mắc cài tự buộc sử dụng phần mắc cài có cấu tạo tương tự như mắc cài thường, với mục đích tạo ra sự di chuyển cho răng để nắn chỉnh chúng cho thẳng hàng lại. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp này chính là việc có thêm chốt tự đóng hoặc phần nắp trượt tự động trên rãnh mắc cài, và bộ phân này đóng vai trò thay thế cho phần dây thun nằm ở mắc cài thường.

Chốt tự đóng đảm nhận vai trò cố định dây cung trong mắc cài chắc chắn, nhằm ngăn chặn việc bị chệch hoặc bung ra như trường hợp dây thun buộc. Chính sự cố định và chắc chắn này, nên khi dây cung co kéo sẽ không tạo lực ma sát lên răng, giúp bạn tránh được những cơn đau khi sử dụng. 

Bên cạnh đó, việc cố định dây cung chắc chắn còn giúp cho răng liên tục di chuyển, không gặp vấn đề sai lệch  so với những chỉ định ban dầu mà bác sĩ nha khoa điều trị.

Với những đặc điểm trên, phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc sẽ mang lại kết quả cùng tính thẩm mỹ cao hơn. Nhất là việc rút ngắn thời gian chỉnh nha hơn so với phương pháp mắc cài thường.

Mắc cài sứ được chia làm 2 loại:

Quy trình thực hiện

Niềng răng – Chỉnh nha tại Răng Hàm Mặt Dr.Lee do Tiến sỹ, bác sỹ Quách Thúy Lan – Giảng viên Bộ môn chỉnh nha, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội phụ trách

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn:

Khách hàng có nhu cầu nắn chỉnh răng bằng mắc cài sẽ được bác sỹ phụ trách chỉnh nha thăm khám trực tiếp đồng thời khách hàng sẽ được lấy mẫu dấu thạch cao, chụp phim X-Quang khảo sát toàn hàm để có được đánh giá cụ thể nhất về tình trạng răng miệng, xương hàm, khớp cắn và đưa ra được phương án cũng như thời gian điều trị phù hợp.

Bước 2: Điều trị tổng quát (Tùy trường hợp)

Trước khi gắn mắc cài, khách hàng sẽ được khám tổng quát về tình trạng răng miệng, điều trị các bệnh lý như trám răng, lấy cao răng, chữa tủy, trị viêm nha chu nếu có.

Bước 3: Lập hồ sơ điều trị và ký kết giữa hai bên

Khi đã có quyết định lựa chọn phương pháp chỉnh nha bằng mắc cài, khách hàng sẽ được chụp ảnh trong miệng, chụp ảnh mặt ngoài, lập hồ sơ điều trị bao gồm kế hoạch tài chính, kế hoạch điều trị... và thực hiện ký kết giữa hai bên.

Bước 4: Gắn mắc cài

Trước khi gắn mắc cài, tuy từng trường hợp mà khách hàng phải tiến hành đặt chun tách khe trước vài ngày.

Mắc cài được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cài để tạo lực siết di chuyển răng. Quy trình gắn mắc cài gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Đánh bóng nhẹ bề mặt răng

  • Bước 2: Làm khô răng và bôi lên bề mặt răng một chất keo nha khoa đặc biệt, để giữ các mắc cài ở trên răng.

  • Bước 3: Mắc cài được đặt trên răng và keo sẽ cứng lại một cách nhanh chóng nhờ ánh sáng trùng hợp.

  • Bước 4: Sau khi tất cả các mắc cài đã được đặt chắc chắn trên răng, dây cung sẽ được đặt trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Trong suốt quá trình điều trị, cố định từ 3 đến 6 tuần, khách hàng sẽ đến nha khoa theo lịch hẹn trước để tái khám và thực hiện các bước như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng...

Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Đến thời gian dự kiến như trong phác đồ điều trị và đảm bảo sự dịch chuyển của răng, hàm... theo đúng kế hoạch, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của khách hàng.

Thời gian sau đó để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, khách hàng đã tháo mắc cài sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì để ổn định răng trong khoảng thời gian liên tục từ 3 đến 6 tháng.

Bạn muốn hiểu thêm về Nha Khoa Dr.Lee?

Đăng kí tại đây để nhận liên hệ từ chúng tôi và được tư vấn miễn phí.

Hotline: 0964.555.883

Xin vui lòng nhập
thông tin liên hệ của bạn tại đây.

*Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Các Câu Hỏi Thường Gặp